Tam thất có tác dụng gì? Uống tam thất có tốt cho sức khoẻ không?

tam thất

Tam thất là một loại thảo dược thuộc họ ngũ gia bì và thường được sử dụng để chăm sóc cũng như bồi bổ sức khỏe. Tam thất có nhiều tác dụng chữa bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Tuy có công hiệu tốt nhưng nếu không biết cách sử dụng thì sẽ khó đạt được hiệu quả cao từ loại thảo dược này. Cùng XACHTAYNHAT.NET tìm hiểu về tác dụng cũng như cách uống tam thất hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

tam thất
Tam thất có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể

1. Tìm hiểu về tam thất

Tam thất là dược liệu có tên khoa học tiếng anh là Panax pseudo-ginseng. Đây là loài cây cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, tam thất có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu dài, cây sống càng lâu thì chất lượng và hiệu quả chữa bệnh càng tốt. Tam thất ưa khí hậu ẩm mát và có bóng râm. Thông thường, dược liệu này sẽ được tìm thấy trên các vùng núi có độ cao trên 1500m so với mực nước biển. Một số tỉnh thường dễ khai thác tam thất như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu,…

Môi cây tam thất sẽ có từ 3 – 6 lá mọc đối nhau trên đỉnh thân, mép lá có hình dạng răng cưa nhỏ. Mỗi cây có duy nhất một cụm hoa mọc đơn độc ở phần ngọn thân. Hoa tam thất có màu lục vàng nhạt. Quả tam thất có dạng hình cầu dẹt, khi chín sẽ có màu đỏ, hạt trắng. Hoa tam thất thường nở vào khoảng tháng 5 -7 và quả chín vào khoảng tháng 8 – 10.

Các bộ phận của cây tam thất đều có thể được dùng để chữa bệnh nhưng quan trọng và chủ yếu được dùng nhiều nhất là phần rễ cây. Rễ cây thường được khai thác trước khi ra hoa sau đó mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô trước khi sử dụng.

Rễ tam thất có chứa thành phần hóa học chủ yếu là saponin (chiếm 4,42 – 12%) và ginsenosid như: arasaponin A, arasaponin B, insenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1,… Ngoài ra, rễ cây còn chứa tinh dầu và các axit amin, nguyên tố Fe, Ca,…

Tam thất mang vị ngọt, hơi đắng và có tính ấm do đó thường được sử dụng để cầm máu, giảm đau, giảm nhiễm trùng và đặc biệt là trị các triệu chứng hoa mắt sau sinh cho phụ nữ. Bên cạnh đó, tam thất cũng được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác về sức khỏe, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,…

tam thất là gì

Tam thất thường mọc trên các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ

2. Những tác dụng của tam thất 

Tam thất có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như:

  • Hỗ trợ cầm máu, bổ máu và giúp ngăn ngừa tổn thương cho não khi có xuất huyết

Các hợp chất Panax notoginseng có tác dụng rất tốt trong việc giảm sự tụ máu trong não hoặc các triệu chứng sưng, phù nề ở người bị xuất huyết não. Các hợp chất này sẽ giúp ức chế sự thẩm thấu của mao mạch từ đó giúp hạn chế sự xuất huyết ngoài vỏ não. 

Ngoài các tác dụng tốt đối với não bộ, tam thất còn có tác dụng rất tốt trong việc tiêu máu ứ đọng trong cơ thể xảy ra do chấn thương hoặc va đập. Nguyên tố Sắt có trong tam thất giúp tăng cường lưu lượng máu chảy qua các động mạch vành, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc các vấn đề rối loạn tim mạch khác.

  • Có tác dụng tốt trong việc điều trị ung thư, nhất là u xơ tử cung

Sử dụng tam thất sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng các loại thuốc chống ung thư từ đó giúp giảm liều lượng sử dụng, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ khi uống thuốc đặc trị. Tuy nhiên, tam thất không có tác dụng điều trị tận gốc do đó người mắc bệnh không nên quá phụ thuộc vào tam thất mà lơ là việc uống thuốc điều trị ung thư.

tác dụng tam thất

Tam thất có tác dụng tốt trong điều trị ung thư

  • Có tác dụng tốt đối với hệ tim mạch 

Tam thất có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm mạch máu, hỗ trợ phân hủy các chất béo không tốt, giúp tiêu trừ máu đông, làm tăng mức năng lượng cho các tế bào cơ tim, hỗ trợ làm giảm tổn thương tại các vùng cơ tim. Bên cạnh đó, tam thất còn giúp phục hồi lượng máu bị thiếu hụt và hỗ trợ làm giảm vấn đề giãn mạch. Do đó những người thường xuyên sử dụng tam thất sẽ giảm nguy cơ và tần suất đau thắt ngực, huyết áp ổn định hơn và giảm các bệnh tình liên quan đến tim mạch.

  • Tăng cường sức khỏe và giảm các vấn đề về hệ thần kinh

Tam thất được ví như nhân sâm đối với sức khỏe người sử dụng. Những người thường xuyên sử dụng tam thất sẽ có cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng được tăng cường, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn từ đó giảm thiểu các bệnh vặt.

Trong dịch được chiết ra từ rễ tam thất có hoạt chất giúp kích thích hệ thần kinh, từ đó giúp người sử dụng luôn minh mẫn, sáng suốt với trí nhớ được cải thiện và khả năng hoạt động của não bộ được tăng cường. Bên cạnh đó, sử dụng tam thất thường xuyên còn giúp giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh, stress – đây là một trong những vấn đề thần kinh thường gặp phải nhất hiện nay.

  • Tăng cường khả năng sinh sản

Ngoài các tác dụng chữa bệnh thì sử dụng tam thất còn giúp tăng khả năng sinh sản hay tăng nhu cầu ham muốn tình dục. Thông thường, tam thất được các chị em phụ nữ sử dụng vì tác dụng liên quan đến xuất huyết, đau bụng kinh hoặc các bệnh phụ khoa, nhưng nó cũng rất tốt đối với nam giới. Nếu sử dụng điều độ, thường xuyên cho cả nam và nữ thì tam thất sẽ giúp tăng nhu cầu ham muốn, khiến cuộc yêu được lâu dài và liên tục hơn.

  • Giảm các căn bệnh về phụ nữ

Theo Đông y, tam thất còn có rất nhiều tác dụng tốt đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh. Tam thất có tác dụng cầm máu hiệu quả trong các trường hợp băng huyết, rong huyết, rong kinh,… 

Bên cạnh đó, sử dụng tam thất còn giúp đẩy sản dịch và huyết hôi của phụ nữ ra ngoài, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm thiểu các vấn đề đau bụng kinh hoặc các bệnh phụ khoa khác. Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng làm đẹp da, giảm tình trạng lão hóa, giúp da luôn căng mọng, hồng hào.

tác dụng tam thất đối với phụ nữ
Tam thất có tác dụng tốt hơn đối với phụ nữ

3. Uống tam thất có tốt cho sức khỏe không?

Tam thất có nhiều tác dụng tốt do đó uống tam thất sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tam thất không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là dược liệu làm tăng khả năng điều trị, hấp thụ thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng tam thất để bổ trợ mà không nên bỏ hẳn các bài thuốc điều trị khác.

Sử dụng tam thất thường xuyên sẽ đem lại kết quả lâu dài cho cơ thể và sức khỏe. Tuy nhiên, không nên sử dụng quả nhiều mà chỉ nên dùng một liều lượng phù hợp và trong thời gian dài. 

4. Cách sử dụng tam thất đúng và hiệu quả

Tam thất có nhiều dạng sử dụng như bột tam thất, thuốc sắc, hãm nước uống, cao tam thất hoặc đơn giản là giã nát và đắp trên da. Sử dụng theo cách nào cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt cho vết thương cũng như cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng cơ thể và căn bệnh mà lựa chọn dạng tam thất phù hợp để sử dụng.

Để sử dụng tam thất, bạn có thể áp dụng các cách bào chế sau:

  • Sử dụng trực tiếp: Rễ tam thất sau khi được rửa sạch có thể được giã nát để đắp nên vết thương hoặc các vị trí tổn thương có máu bầm.
  • Sử dụng sống: Rễ tam thất được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài. Đối với trường hợp này bạn có thể thái lát hoặc nghiền thành bột. Hình thức này thích hợp để điều trị các bệnh như xuất huyết, tổn thương như đại điện ra máu, đau thắt cơ ngực do thiếu máu hoặc các căn bệnh khác liên quan đến tim mạch, gan. Đặc biệt, đối với các trường hợp nhồi máu cơ tim thì sử dụng bột tam thất sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau thắt và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
  • Sử dụng chín: Không khác nhiều đối với trường hợp sử dụng sống, tam thất sử dụng chín là khi rễ cây, lá và thân cây được ủ cho mềm sau đó thái lát và đảo khổ trên chảo nóng sau đó nghiền thành bột. Khi đảo nóng tam thất có thể sử dụng dầu nóng để hạn chế tình trạng cháy do phần rễ nhánh nhỏ và mỏng.
cách sử dụng tam thất
Có nhiều cách để sử dụng tam thất

Liều lượng sử dụng tam thất không nên quá nhiều một ngày mà chỉ nên dùng từ 4 -6g. Thời gian sử dụng tam thất tốt nhất là vào buổi sáng lúc bụng đói, khi đó hệ miễn dịch sẽ được tăng cường đồng thời cũng giúp tăng khả năng chống lão hóa. Tuy nhiên, nếu dạ dày không tốt bạn có thể uống tam thất sau bữa ăn khoảng 30 phút để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, không nên sử dụng tam thất vào buổi tối vì tinh chất trong dược liệu này sẽ gây kích thích thần kinh từ đó khiến người dùng khó ngủ.

5. Những lưu ý khi sử dụng tam thất

Tuy tam thất có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng. Bạn nên tránh sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Khi bị cảm nóng hoặc cảm phong nhiệt vì có thể gây nóng hơn cho cơ thể.
  • Phụ nữ đang hành kinh vì có thể gây chảy máu nhiều do hoạt động tuần hoàn máu được tăng cường.
  • Phụ nữ mang thai vì có thể dễ gây động thai hoặc sảy thai do sự thúc đẩy tuần hoàn máu diễn ra mạnh mẽ của tam thất.
  • Những người bị dị ứng với tam thất hoặc người có cơ thể nhạy cảm dễ dị ứng, mẩn ngứa.
  • Không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ không giúp tăng cường tác dụng mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ.
  • Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ nhất là trong các trường hợp trẻ đang sử dụng các loại thuốc khác.
  • Không sử dụng chung tam thất với các thực phẩm như đậu tằm, hải sản, các loại cá, thực phẩm có tính cay, lạnh, chua vì sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ chất trong tam thất, đồng thời tăng tỉ lệ dị ứng hoặc ngộ độc.

Tam thất giúp tăng cường khả năng hấp thụ thuốc và thúc đẩy hiệu quả của thuốc điều trị đối với cơ thể, tuy nhiên nó cũng có thể tương tác hoặc dị ứng với thành phần trong thuốc. Do đó, không nên tự ý sử dụng tam thất mà nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tác dụng phụ thì nên dừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. 

Tam thất được ví như nhân sâm vì các tác dụng tuyệt vời của nó đem lại. Uống tam thất thường xuyên sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn đồng thời giúp giảm thiếu nhiều loại bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Hi vọng thông tin hữu ích mà Hifuji cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của tam thất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm mà Hifuji cung cấp để tăng cường sức khỏe nhé.

0/5 (0 Reviews)